Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

Thành viên Jimmy Group thảo luận

Các thành viên Jimmy Group thảo luận thông tin tự sưu tầm được không có giá trị pháp lý và chỉ có giá trị để tự tham khảo - tự giải trí. 

Jimmy Group khuyến cáo tất cả mọi người không được sử dụng thông tin lấy từ các trang mà Jimmy Group chia sẽ thông tin tự sưu tầm để tự tham khảo - tự giải trí hoặc các thông tin từ chat box dưới đây để đưa tin, đăng tin, lưu trữ, sử dụng, hoặc vì nhiều mục đích khác mà không có sự đồng ý của Jimmy Group từ trước bằng văn bản.
Do chat box thảo luận được sử dụng miễn phí nên Jimmy Group không chịu trách nhiệm quản lý nội dung thông tin..
Đội ngũ tư vấn viên của chúng tôi thường xuyên online nhằm hỗ trợ thông tin đối với khách hàng của Jimmy Group 24/24. Contact us !

Báo Tư Nhân tái xuất ở Myanmar

Gần 20 tờ báo tư nhân sẽ được xuất bản tại Myanmar trong thời gian tới. Các hãng tin lớn như NHK (Nhật Bản) và AP (Mỹ) cũng đã lập văn phòng tại quốc gia mới mở cửa này.
Báo chí tư nhân đã quay lại Myanmar sau gần 50 năm vắng bóng.  
Đầu tháng 4-2013, The Voice, Golden Fresh Land, The Union và Standard Time đã lên kệ và trở thành những tờ báo đầu tiên không bị nhà nước kiểm soát kể từ năm 1964. 
Nhiều năm nay, người dân nước này chỉ được tiếp cận duy nhất tờ New Light of Myanmar.
Khin Maung Lay, Tổng Biên tập Golden Fresh Land cho biết: 
Chúng tôi đã đợi ngày này nửa thế kỷ rồi. 
Toàn bộ 80.000 tờ báo đầu tiên của họ đã được bán hết trong buổi sáng.
Việc này cho thấy mọi người mong ngóng được đọc báo đến chừng nào. 
Sáng nay, tôi đã gần như bật khóc khi chứng kiến cảnh đó.
Khin Maung Win - Phó giám đốc Democratic Voice of Burma - một tổ chức truyền thông phi chính phủ có trụ sở tại Na Uy cho biết: 
Dĩ nhiên, việc này còn lâu mới được hoàn hảo. 
Nhưng chỉ cần so sánh với thời của chúng tôi cách đây 50 năm đã là rất khác rồi.
Báo chí Myanmar đã bị can thiệp triệt để sau cuộc đảo chính quân sự năm 1962. 

Các tờ báo phải đóng cửa hoặc chịu sự kiểm soát nhà nước, bắt đầu từ năm 1964.


Việc Myanmar phụ thuộc vào báo in khiến cả thế giới nhớ đến thời chưa có Internet. 


Mọi người đều phải theo dõi sự kiện hàng ngày qua các tờ báo chuyền tay. 


Một số hãng truyền thông lớn như Eleven Media đành phải lách luật bằng cách cập nhật tin tức qua website.

Tuy vậy, tỷ lệ sử dụng Internet tại Myanmar chỉ là 1% và kết nối mạng tại nhà được coi là xa xỉ ở thành thị. 
Myanmar vẫn là một trong những quốc gia nghèo nhất Đông Nam Á. 
Vì vậy, các tờ báo mới ra chỉ có giá dưới 25 cent (5.200 đồng).  
D-Wave cũng là một trong những tờ được phép xuất bản đợt này. 

Đây là ấn bản do Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi phát hành. 


Hình ảnh của lãnh đạo phe đối lập này đã bị cấm công khai nhiều năm gần đây. Nhưng hiện tại, Suu Kyi gần như xuất hiện trên mọi trang bìa mỗi tuần.


Các nhà báo tại Myanmar đang thúc giục Chính phủ tự do hóa mạnh mẽ hơn ngành truyền thông, Win Tin - nhà tư vấn cho D-Wave kiêm người phát ngôn kỳ cựu của NLD cho biết:

Theo ông, cả Chính phủ và báo chí đều phải phụ thuộc lẫn nhau.
Win Tin nói: 
Chính phủ hiện tại vẫn cố kiểm soát quá nhiều thứ. 
Chúng tôi không biết họ còn có ý định gì không khi tự do hóa báo chí
Việc kiểm duyệt thông tin đã chính thức bị gỡ bỏ từ tháng 8-2012 và vào tháng 12-2012, Myanmar cũng tuyên bố sẽ cấp phép cho báo chí tư nhân kể từ ngày 1-4-2013 năm nay.

Họ cũng cho phép hai hãng truyền thông nước ngoài là NHK (Nhật Bản) và AP (Mỹ) mở chi nhánh tại Yangon hồi đầu tháng. 


Kyodo News Agency (Nhật Bản) và nhiều hãng khác cũng sẽ lập văn phòng tại đây sau khi qua xét duyệt.


Viễn thông cũng là ngành công nghiệp béo bở khi rất nhiều tên tuổi lớn trên thế giới đang đấu thầu hai giấy phép kinh doanh tại đây. 


Trong đó, nổi bật là hai liên minh Vodafone (Anh) - China Mobile (Trung Quốc) và tỷ phú George Soros - Digicel (Jamaica) - Serge Pun. 


Nếu thành công, họ sẽ được phép xây dựng và điều hành mạng lưới di động trên khắp Myanmar trong vòng 15 năm.

Nguồn => bao-chi-tu-nhan-tai-xuat-o-myanmar

Cấm người dùng facebook chia sẽ thông tin?

Nghị định số 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng đã chính thức được công bố chiều 31-7-2013 tại Hà Nội với nhiều đổi mới so với Nghị định số 97 ban hành năm 2008.

Nghị định 72, được Thủ tướng Chính phủ ký ngày 15-7-2013 và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1-9-2013, định nghĩa:

Trang thông tin điện tử cá nhân là trang thông tin điện tử do cá nhân thiết lập hoặc thiết lập thông qua việc sử dụng dịch vụ mạng xã hội để cung cấp, trao đổi thông tin của chính cá nhân đó, không đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hợp.  
Như vậy, những tài khoản được lập thông qua các mạng xã hội như Facebook sẽ chỉ được đăng thông tin của riêng cá nhân đó. 
Ông Hoàng Vĩnh Bảo, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, giải thích với VnExpress.net: 
Trước hết chúng ta phải nói rõ đây là trang thông tin của cá nhân, mà các trang cá nhân thì được phép đưa thông tin về những thứ của chính mình, không được dẫn thông tin tổng hợp, tức là không được trích dẫn thông tin từ các cơ quan báo chí hay các trang web của cơ quan nhà nước.
Hiện nay, có rất nhiều blog hoặc tài khoản Facebook do cá nhân lập ra để chia sẻ tin tức thời sự, hay các bài viết về sức khoẻ, công nghệ, thời trang... mà chủ nhân của những trang đó thu thập từ báo chí để thu hút cộng đồng. 
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng bổ sung:
Trong thực tế có thể vẫn còn nhiều trang Facebook đang tổng hợp thông tin, các cơ quan quản lý sẽ tăng cường thanh tra xử lý. 
Tổng hợp còn liên quan đến vấn đề bản quyền, sở hữu trí tuệ, không phải lấy chỗ nọ sang chỗ kia, đưa lên thành của mình được. 
Trích dẫn phải xin phép và được đồng ý. 
Ngay cả việc đưa thông tin cá nhân cũng phải tuân thủ quy định pháp luật.
Một nội dung khác cũng đặc biệt được quan tâm là quản lý thông tin xuyên biên giới, Nghị định nêu rõ:
Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài khi cung cấp thông tin công cộng qua biên giới có người sử dụng tại Việt Nam hoặc có truy cập từ Việt Nam cần tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan của Việt Nam.
Tuy nhiên, khi được hỏi về những hình thức xử phạt cụ thể với các trường hợp vi phạm, Thứ trưởng Lê Nam Thắng cho hay 
Hiện Ban soạn thảo của Bộ Thông tin và Truyền thông vẫn đang trong quá trình xây dựng Nghị định về xử phạt các vi phạm hành chính trong cả hai lĩnh vực Bưu chính - Viễn thông - CNTT và lĩnh vực Báo chí - Xuất bản và dự kiến sẽ trình Chính phủ trong thời gian gần đây.
Thứ trưởng Lê Nam Thắng: 
Nghị định về xử lý vi phạm trên Internet đang được soạn thảo và sẽ trình Chính phủ thời gian tới.
Thứ trưởng Lê Nam Thắng nhấn mạnh: 
Internet là phát minh lớn của loài người, nhưng thách thức là những kẻ xấu lợi dụng thành tựu công nghệ  để vi phạm pháp luật. 
Trong điều kiện trên lãnh thổ từng nước thì dễ quản lý, nhưng xuyên biên giới lại là thách thức lớn. 
Chúng tôi sẽ lấy ý kiến của các tổ chức, doanh nghiệp liên quan, đăng trên cổng thông tin để công khai minh bạch, cũng như tham chiếu các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia và tham khảo quy định của các quốc gia khác trong vấn đề quản lý dịch vụ xuyên biên giới.
Nhận định về những trang web mạo danh các lãnh đạo Đảng, nhà nước, những người nổi tiếng, Thứ trưởng cho hay:
Internet là một xã hội thu nhỏ, có người tốt, người xấu, có thông tin tốt, có thông tin không chính xác, lừa đảo. 
Việc xử lý nội dung thông tin độc hại cũng sẽ được áp dụng như trong cuộc đời thực. 
Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các bộ ngành, cơ quan báo chí cũng phải vào cuộc, đấu tranh chống lại luận điệu sai trái chứ chỉ dùng biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn.
Chiều ngày 31/7/2013, Bộ TT&TT đã tổ chức buổi họp báo giới thiệu Nghị định 72/2013/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 72) về quản lý và cung cấp sử dụng dịch vụ Internet. Báo chí trong nước đã có nhiều bài viết về các vấn đề được đề cập đến trong Nghị định 72 trong đó có vấn đề về quản lý các trang thông tin điện tử cá nhân. Nhiều người đã hiểu không chính xác nội dung của Nghị định, dẫn đến những bức xúc khi cho rằng: Nghị định cấm các cá nhân (chủ sở hữu trang thông tin điện tử cá nhân) chia sẻ và tổng hợp tin tức.
Vậy thực tế, người sử dụng mạng xã hội (đặc biệt là người sử dụng mạng xã hội Facebook) có được chia sẻ tin tức không? 
Câu trả lời là: Có và Luật pháp VN chưa và sẽ không bao giờ ngăn cấm việc làm đó. Sự bức xúc của dư luận xuất phát từ cách hiểu sai nội dung Nghị định 72.
Trong Điều 20 (Phân loại trang thông tin điện tử), Mục I (Chương III: Quản lý, Cung cấp và sử dụng thông tin trên mạng), Nghị định 72 nêu khái niệm: 
Trang thông tin điện tử cá nhân là trang thông tin điện tử do cá nhân thiết lập hoặc thiết lập thông qua việc sử dụng dịch vụ mạng xã hội để cung cấp, trao đổi thông tin của chính cá nhân đó, không đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hợp. 
Có thể thấy, đây chỉ là điều khoản mà Bộ TT&TT sử dụng để phân loại (phân biệt) các loại hình trang thông tin điện tử.
Một số người sẽ thắc mắc về cụm từ “không cung cấp thông tin tổng hợp” và cho rằng đó là sự cấm đoán, thì tại mục 19, Điều 3 (Giải thích từ ngữ), Nghị định 72 đã nói như sau:
Thông tin tổng hợp là thông tin được tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin về 1 hoặc nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội...
Nhà báo Nguyễn Vạn Phú (Thời báo Kinh tế Sài Gòn) cho rằng:
Cụm từ “không cung cấp thông tin tổng hợp” xuất hiện trong Nghị định 72, không chỉ áp dụng cho trang thông tin điện tử cá nhân mà còn xuất hiện trong các phần nói về “trang thông tin điện tử nội bộ” (tức của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp), “trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành” (ví dụ của viễn thông, ngân hàng) với nghĩa khá rõ là 3 loại hình trang thông tin điện tử này không được trích dẫn nguyên văn hay đúng hơn là trích lại toàn văn các nguồn tin trên báo chí chính thức.
Cũng theo ý kiến của nhà báo Nguyễn Vạn Phú: 
Quy định này nhằm chấm dứt tình trạng lấy lại tin bài trên các báo, đăng nguyên văn mà không xin phép, rồi đôi lúc còn sửa đổi nội dung, giật tít mang tính câu khách của nhiều trang mạng. 
Vậy là cho dù có giải thích - lý giải lòng vòng thì cuối cùng kể từ ngày 1-9-2013 trở đi, facebook, twitter, blog ... khi đưa thông tin cho dù là thông tin cá nhân cũng phải tuân thủ quy định của pháp luật 
 Nguồn 
=> cac trang ca nhan khong duoc tong hop thong tin 
=>  co su hieu nham ve Nghi dinh 72 
=> noi dung nghi dinh 72/2013/NĐ-CP 

Vàng Tài Khoản không phải là "Vàng Ảo"

Từ khi Việt Nam xuất hiện hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài (2006) và kinh doanh vàng tại các trung tâm giao dịch vàng hay còn gọi là sàn vàng (2007), một số phương tiện truyền thông trong nước thường đề cập đến khái niệm “vàng ảo”. Tuy nhiên, theo người viết, khái niệm “vàng ảo” chưa phản ánh đúng bản chất vấn đề và gây ra nhiều ngộ nhận không cần thiết đối với các nhà đầu tư, nhà phân tích, nhà quản lý và nhà hoạch định chính sách.
Nhiều bài viết về thị trường vàng có vẻ thích dùng từ “vàng ảo” (viết nháy trong ngoặc kép). 
Tuy nhiên, nội dung bài viết thường chỉ mô tả được một vài khía cạnh đơn lẻ trong quy trình kỹ thuật sản phẩm và thiếu góc nhìn toàn cục của hoạt động kinh doanh vàng, rồi đi đến kết luận bằng vài chữ đại loại “như thế là ảo”, hoặc “đó là vàng ảo”. 
Nói cách khác, một khái niệm mới được nêu ra, nhưng thiếu định nghĩa thấu đáo để có thể thảo luận.  
Cái gọi là “vàng ảo” mà một số bài viết nêu lên thường muốn gắn kết với vàng trên tài khoản. 
Ngoài ra, còn có một số tình huống ngộ nhận khác cũng bị quy kết là “ảo”.
Người viết kỳ vọng, việc phân tích cụ thể ba trường hợp dưới đây - xuất phát từ kinh nghiệm và cơ sở lý luận thực tiễn - sẽ giúp phản ánh đúng bản chất vấn đề của thị trường vàng dưới góc nhìn đa chiều và logic, qua đó chứng minh khái niệm “vàng ảo” là không có cơ sở. 

Trường hợp 1: Vàng trên tài khoản không phải là vàng ảo 


Có lẽ do quá  quen với cảnh mua bán vàng miếng ở Việt Nam (một cách thức giao dịch lâu đời, nhưng ẩn chứa nhiều bất tiện và rủi ro), nên người ta dễ có khuynh hướng xem vàng không tồn tại dưới dạng vật chất hữu hình là “vàng ảo”. Lập luận này thiếu căn cứ do không dựa trên nền tảng về chuẩn mực hạch toán kế toán.


Lấy ví dụ về một doanh nghiệp Việt Nam (gọi tắt là “Bên A”) xuất khẩu 100 kg vàng vật chất cho người mua ở Thụy Sĩ (gọi tắt là “Bên B”). Sau khi nhận hàng và khấu trừ mọi chi phí phát sinh, Bên B sẽ ghi có số dư vàng vào tài khoản vàng (metal account) của Bên A mở trên sổ sách kế toán của Bên B.


Chi phí phát sinh do Bên A chịu bao gồm: (i) phí tinh luyện nếu lô hàng có hàm lượng dưới 99,99% (refining cost), (ii) phí giám định (assaying cost), và (iii) phí nghiệp vụ (handling cost). Để đơn giản hóa ví dụ, giả định tổng chi phí của lô hàng là 1 kg vàng.


Vậy, số lượng 100 kg vàng vật chất sẽ được chuyển hóa hình thái thành số dư 99 kg vàng tài khoản. Thị trường tài chính quốc tế gọi vàng tài khoản là “loco London gold” (loco: viết tắt của chữ location, nghĩa là địa điểm), tức vàng tinh chất 99,99% đạt tiêu chuẩn quốc tế có thể giao dịch tự do tại thị trường London (Anh).


Từ hình thái ban đầu là vàng vật chất có tính năng như hàng hóa (commodity) ẩn chứa nhiều chi phí và rủi ro trong giao dịch (như kiểm đếm, lưu kho, vận chuyển, bảo hiểm, an ninh, thất lạc, mất mát, nhân công…), nay vàng tài khoản trở thành một công cụ có tính thanh khoản cao (liquidity) với đầy đủ tính năng như tiền tệ (currency), có thể dễ dàng thực hiện nhiều nghiệp vụ như: (i) chuyển khoản vàng (gold transfer), (ii) gửi vàng (gold deposit), (iii) ký quỹ (gold margin), (iv) cho vay (gold lending), (v) thế chấp (gold collateral), và (vi) mua bán (gold trading)…


Trở lại ví dụ  trên, sau khi Bên B báo có số dư vàng cho Bên A, lúc này số dư vàng hạch toán trên tài khoản cũng hoàn toàn tương tự như số dư tiền gửi hạch toán trên tài khoản. Nói cách khác, Bên A là chủ sở hữu số dư vàng, còn Bên B là người đang nợ số dư vàng đó.


Với tư cách là chủ sở hữu số dư vàng, Bên A có thể ra lệnh điều chuyển vàng sang nơi khác hoặc bán số dư vàng lấy USD. Với số dư USD này (giống như thu ngoại tệ hàng xuất), Bên A có thể tùy nghi sử dụng phù hợp với quy định quản lý ngoại hối hiện hành hoặc có thể bán USD lấy VND, mang VND gửi ngân hàng hoặc rút VND tiền mặt nộp quỹ công ty mình. 


Quy trình xuất khẩu vàng nói trên cho thấy bước khởi đầu là vàng thực và bước cuối cùng là tiền thực, dù tiền USD hay tiền VND. Vậy, với điểm xuất phát và điểm kết thúc đều là thực, nếu xem vàng trên tài khoản là vàng ảo, liệu có thể chấp nhận cách lập luận thiếu thuyết phục rằng để có thể xuất khẩu vàng thực nhằm thu về ngoại tệ/nội tệ thực, phải trải qua một công đoạn “ảo hóa vàng” trước, rồi mới có thể “thực hóa tiền” sau? 


Xét một khía cạnh khác, với số dư vàng sẵn có trên tài khoản chưa sử dụng hết, nếu cần thanh khoản vàng vật chất trong nước, Bên A có thể yêu cầu Bên B chuyển vàng về Việt Nam thông qua nghiệp vụ hoán đổi vàng vật chất (physical gold swap). Theo đó, Bên A chốt giá bán cho Bên B số dư vàng tài khoản cụ thể, đồng thời chốt giá mua của Bên B số lượng vàng vật chất tương ứng. Giá bán vàng tài khoản và giá mua vàng vật chất trong trường hợp này là cùng một giá (tức Bên A không phải trả chênh lệch giá cho Bên B).


Tuy nhiên, để có thể sở hữu vàng vật chất, Bên A phải trả cho Bên B phí chuyển đổi hình thái từ vàng tài khoản sang vàng vật chất mà thuật ngữ tài chính gọi là phí nhận vàng vật chất (physical premium). Về bản chất, phí nhận vàng vật chất bao gồm: (i) phí chế tác, (ii) phí vận chuyển, và (iii) phí bảo hiểm.


Với tính năng chuyển đổi dễ dàng từ số dư vàng tài khoản thành số lượng vàng vật chất nói trên, không thể gọi vàng tài khoản là vàng ảo được. Nếu vàng trên tài khoản là ảo, thì tiền VND, tiền USD hoặc bất cứ loại tiền tệ nào khác trên tài khoản cũng ảo nốt.


Tới đây, ta thấy rõ tính chất chuyển hóa linh hoạt từ hình thái vàng tài khoản sang hình thái vàng vật chất và ngược lại, tương tự như sự chuyển hóa linh hoạt hai chiều từ tiền mặt thành tiền gửi ngân hàng. Tiền hay vàng nằm trên tài khoản cùng với tính thanh khoản và tính lưu thông thuận tiện của chúng là một phát minh vĩ đại của con người thông qua sự ghi chép sổ sách của hệ thống kế toán.


Tóm lại, trên các thị trường tài chính tiên tiến trên thế giới, vốn đã đi trước Việt Nam hàng trăm năm cũng không có khái niệm vàng ảo. Đôi khi người ta thay thế thuật ngữ “loco London gold” bằng từ ngắn gọn “paper gold”, tức vàng trên giấy tờ sổ sách.


Vì vậy, cần loại bỏ khái niệm “vàng ảo”, mà chỉ nên sử dụng khái niệm vàng tài khoản. Muốn sáng tạo ra một khái niệm mới trong kinh tế, phải hiểu rõ và phản ánh đúng bản chất vấn đề. Ngoài chữ vàng tài khoản ra, có thể sử dụng hai thuật ngữ khác để có thể thay thế như: (i) vàng ghi sổ, (ii) vàng bút tệ. 


Về bản chất các thuật ngữ này đều có nội hàm như nhau, và quan trọng hơn hết chúng đều là vàng thực, vì xuất phát điểm cốt lõi của chúng đều dựa trên một tài sản nền có thực (real underlying asset), đó là vàng vật chất có trong tự nhiên.


Trường hợp 2: Kinh doanh vàng ký quỹ không phải là ảo


Kinh doanh vàng dưới hình thức ký quỹ phi tập trung (gold margin trading) hoặc dưới hình thức ký quỹ tập trung tại sàn vàng (gold trading exchange) có sử dụng đòn bẩy tài chính (financial leverage) là một trong những phương thức đầu tư vàng tiên tiến nhất trên thế giới thay cho cách mua bán vàng vật chất vốn ẩn chứa nhiều bất tiện và rủi ro. 


Lợi ích của kinh doanh vàng ký quỹ tập trung tại sàn là:


- Tạo cơ hội kinh doanh trong nước cho nhà đầu tư một cách minh bạch thay cho kinh doanh trên mạng quốc tế một cách lén lút.


- Không đòi hỏi nhiều vốn, chỉ yêu cầu thanh toán một khoản ký quỹ ban đầu (initial margin) thay vì 100% giá trị giao dịch.


- Xác định mức lỗ tối đa khi mở trạng thái.


- Tự quyết định mức giá đặt lệnh, và cơ chế khớp lệnh liên tục giúp gia tăng tính thanh khoản của thị trường.


- Việc thanh toán mua bán sẽ được thực hiện bằng cách ghi nợ/ghi có trên tài khoản, giúp giảm thiểu rủi ro tác nghiệp (sai sót trong kiểm đếm, giao nhận, thất lạc hoặc mất mát tiền/vàng), rủi ro thanh toán, rủi ro đối tác so với cách thức giao dịch vàng vật chất ngoài thị trường.


- Nhà nước dễ dàng đo lường quy mô giao dịch của thị trường và có thể áp dụng thu thuế đối với nhà đầu tư và đơn vị tổ chức sàn khi cần thiết.


Vừa qua, có một số ý kiến cho rằng kinh doanh vàng ký quỹ với tỷ lệ ký quỹ ban đầu cao hơn 90% trên tổng quy mô trạng thái 100% mới là không “ảo”. Nếu tỷ lệ ký quỹ ở mức thấp 5% chẳng hạn, phần đòn bẩy tài chính 95% dưới hình thức cho vay được xem là “ảo”. Có thể tóm tắt ý chính của lập luận này là “ảo xảy ra khi tỷ lệ ký quỹ thấp và tỷ lệ cho vay cao”.


Trước tiên, có thể khẳng định ngay rằng kể cả khi mức tỷ lệ ký quỹ giảm xuống dưới 1% cũng không phải là ảo. Về bản chất, tỷ lệ ký quỹ chính là hạn mức chặn lỗ (slop loss limit) của nhà đầu tư. Nếu giá vàng biến động trái với kỳ vọng, nhà đầu tư chỉ lỗ đúng phần tiền đã ký quỹ, không phải lỗ toàn bộ 100% tổng quy mô trạng thái. Tỷ lệ ký quỹ dù ở mức độ nào cũng chỉ là thỏa thuận tự nguyện đã ghi trong hợp đồng giữa nhà đầu tư và đơn vị quản lý sàn.


Trước khi có công cụ kinh doanh vàng ký quỹ trên sàn, nhà  đầu tư đã thực hiện kinh doanh vàng truyền thống dưới hình thức vay nợ ngân hàng và thế chấp bằng tài sản hình thành từ nợ vay từ hàng chục năm qua.


Ví dụ, nhà đầu tư muốn đầu tư giá xuống, đến ngân hàng vay vàng, bán vàng cho ngân hàng lấy VND, dùng VND thế chấp tại ngân hàng với tỷ lệ giải ngân theo hạn mức tín dụng do ngân hàng quy định. Nếu ngân hàng duyệt cho vay 95%, nhà đầu tư phải chuẩn bị vốn tự có 5% mới có thể thực hiện giao dịch. Giả sử giá vàng giảm như dự đoán, nhà đầu tư sẽ mua vàng trả nợ cộng lãi vay cho ngân hàng và hưởng lợi nhuận chênh lệch giá vàng. 


Về bản chất, cách thức kinh doanh vàng truyền thống và kinh doanh vàng ký quỹ trên sàn là hoàn toàn giống nhau. Vốn tự có 5% chính là tỷ lệ ký quỹ của nhà đầu tư, tỷ lệ giải ngân 95% chính là đòn bẩy tài chính mà ngân hàng cung ứng cho khách hàng. 


Nếu xem kinh doanh vàng với tỷ lệ ký quỹ thấp là “ảo” và giả sử nhà đầu tư nhận định đúng xu hướng giá và thu được lợi nhuận cụ thể, liệu phải giải thích như thế nào khi kinh doanh vàng “ảo” mà lại cho ra kết quả lãi “thực”? 


Nếu xem đòn bẩy tài chính 95% trong kinh doanh vàng ký quỹ là “ảo”, vậy tỷ lệ giải ngân 95% trong kinh doanh vàng truyền thống từ trước đến nay là “ảo” hết hay sao? 


Hơn 10 năm qua, phần lớn các ngân hàng và doanh nghiệp kinh doanh và cho vay vàng theo cách truyền thống đều có lãi với số liệu hạch toán, kiểm toán minh bạch. Lãi này được phân bổ thành nhiều khoản mục, trong đó có thuế nộp ngân sách và cổ tức trả cho cổ đông. Chẳng lẽ các ngân hàng và doanh nghiệp kinh doanh vàng nộp ngân sách “ảo” và trả cổ tức “ảo”? 


Tất cả các trạng thái kinh doanh vàng ký quỹ khi chưa tất toán sẽ  ở trong tình trạng lãi/lỗ tiềm năng (potential loss/profit), nhưng khi đã đóng toàn bộ trạng thái, kết quả chung cuộc sẽ là lãi/lỗ thực tế (realised loss/profit) hoặc hòa vốn (break-even), không có lãi/lỗ ảo ở đây. 


Tỷ lệ ký quỹ nhiều hay ít, cao hay thấp không liên quan gì đến khái niệm “ảo”. Điều cốt lõi cần thảo luận ở đây đó là để hạn chế tình trạng đầu tư quá mức trong hoạt động kinh doanh vàng ký quỹ, nên quy định chặt chẽ về: (i) mức tỷ lệ ký quỹ hợp lý, (ii) đối tượng khách hàng tham gia, (iii) quy mô tối đa của một giao dịch, (iv) quy mô tổng trạng thái tích lũy tối đa, (v) tổng dư nợ tín dụng tối đa, (vi) cách thức bảo hiểm rủi ro, và (vii) hình thức xử lý vi phạm. 


Trường hợp 3. Quy định “không được rút vàng, chỉ được rút VND” không phải là ảo


Có một vài nhận xét cho rằng nếu nhà đầu tư có trạng thái dương vàng trên sàn, nhưng không được rút vàng, mà chỉ được rút VND hoặc rút vàng trả phí, đó là kinh doanh vàng ảo.


Ngược lại, nếu nhà đầu tư được rút vàng bất cứ lúc nào, đó mới là không ảo. Nói ngắn gọn, theo lập luận này “ảo tức là không được rút vàng ra khỏi sàn”. 


Tới đây, cần nhấn mạnh một lần nữa rằng hình thái vàng tài khoản (hoặc vàng trên sàn) và hình thái vàng vật chất là hoàn toàn khác nhau. Sự khác nhau về hình thái này tất yếu dẫn đến chi phí vận hành và quản lý đối với chúng cũng khác nhau. Vì vậy, với số dư vàng trên sàn, muốn rút ra dưới dạng vật chất, chắc chắn sẽ phải trả một khoản phí, giống như “phí nhận vàng vật chất” như đã nêu trong trường hợp 1.


Có thể dẫn chứng một trường hợp tương tự về tiền mặt và tiền chuyển khoản. Một ngân hàng Việt Nam có số dư USD trên tài khoản nostro ở nước ngoài, muốn rút ngoại tệ tiền mặt phải trả phí cho ngân hàng nước ngoài. Cứ 1 USD chuyển khoản chỉ đổi được hơn 0,9 USD tiền mặt. 


Có một vài nguyên nhân chính về điều khoản “không cho rút vàng”:


- Chi phí lưu kho, bảo quản, vận chuyển… rất tốn kém.


- Tính thanh khoản đặc thù của vàng vật chất là rất kém so với tiền.


- Chính sách xuất nhập khẩu vàng chưa được tự do hóa, tức phải thông qua cơ chế cấp hạn ngạch (quota). Trong điều kiện đặc thù như thế, một khi chính sách chưa giải quyết quy luật cung-cầu vàng ở tầm vĩ mô, không có bên tham gia thị trường nào có thể tự xoay xở đầy đủ nguyên liệu vàng đầu vào để gia công, chế tác thành vàng vật chất cho nhà đầu tư.


Vào thời kỳ giữa những năm 1985, có trường hợp cá nhân và doanh nghiệp đã gửi tiền vào ngân hàng và không thể rút ra theo nhu cầu, nhưng không ai gọi đó là “tiền ảo”, vì người dân hiểu rằng trong từng điều kiện kinh tế đặc thù, việc điều hòa lưu lượng tiền mặt cho cả nền kinh tế đôi khi có những bất cập trong tác nghiệp. 


Tương tự như thế, sự “không-được-rút-ra” đối với vàng không phải là ảo. Điều khoản này phản ánh một thỏa thuận tự nguyện ghi rõ trong hợp đồng giữa nhà đầu tư và đơn vị tổ chức sàn. Nếu thấy điều khoản này bất tiện, nhà đầu tư không nên ký hợp đồng. Nếu thực sự có nhu cầu sở hữu vàng vật chất, nhà đầu tư hoàn toàn có thể tìm đến cách thức giao dịch ngoài sàn như từ trước đến nay. Với điều khoản “không cho rút vàng”, chỉ có thể nói đơn vị tổ chức sàn có sự bất cập trong việc quản lý thanh khoản vàng vật chất.


Thậm chí trong tương lai nếu Nhà nước cho phép tự do hóa luồng dịch chuyển vàng ra vào (free inflows and outflows of gold) trong đó có tự do hóa xuất nhập khẩu vàng như Thái Lan chẳng hạn, mà các đơn vị kinh doanh vàng vẫn áp dụng điều khoản “không cho rút vàng”, điều đó vẫn không phải là ảo. 


Tóm lại, có thể kết luận rằng về bản chất các hình thức kinh doanh vàng đã nêu trong bài phân tích này đều là vàng thực, vì các nhà đầu tư đều kinh doanh trên một tài sản nền có thực.


Trong lúc trà dư tửu hậu ngoài xã hội, có thể nói vui “trong thực có hư, trong hư có thực, thực thực hư hư, hư hư thực thực”. Tuy nhiên, trong kinh doanh và quản lý kinh tế, không thể dung nạp các khái niệm nước đôi theo kiểu “vừa thực, vừa ảo” đan xen lẫn lộn.


Vì vậy:


- “Vàng tài khoản” không phải là ảo, vì đó là một hình thái thể hiện của vàng được ghi chép theo đúng bản chất của sổ sách kế toán.


- “Tỷ lệ ký quỹ thấp” không phải là ảo, vì đó là phần rủi ro tối đa mà nhà đầu tư đã xác định, đối ứng với hạn mức tín dụng mà ngân hàng xét duyệt.


- Điều khoản “không được rút vàng” không phải là ảo, vì điều đó vừa thể hiện một thỏa thuận tự nguyện giữa các bên tham gia ký kết hợp đồng, vừa phản ánh đúng bản chất về tính thanh khoản kém của thị trường vàng trong nước, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế khách quan.


Muốn viết đúng về thị trường vàng, việc trang bị kiến thức cơ bản và cơ sở lý luận là điều cần thiết. Để quản lý và phát triển thị trường vàng một cách minh bạch và hiệu quả, nên tiếp nhận nhiều ý kiến phản biện đa chiều được tích lũy từ những kinh nghiệm thực tiễn, đồng thời đối chiếu với các loại sản phẩm/dịch vụ tiên tiến về vàng trên thế giới mà ta chưa áp dụng, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp đồng bộ để từng bước tiến tới việc thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển của thị trường vàng trong nước so với khu vực, phù hợp với xu thế mở cửa hội nhập ngày càng sâu rộng. 


Không có con đường tắt nào vạch sẵn ở phía trước. 

* Tác giả bài viết là Giám đốc Trung tâm Vàng Ngân hàng Á Châu (ACB)
Hướng dẫn mở tài khoản kinh doanh vàng trực tuyến => mo-tai-khoan-kinh-doanh-vang-truc-tuyen
Tham khảo thêm

Ngân hàng Nhà nước mở lại Vàng Tài Khoản

Ngân hàng Nhà nước chính thức mở lại Vàng Tài Khoản. Người trong cuộc xem đây là một công cụ chính yếu cho giải pháp mới bình ổn thị trường.
Cuối ngày 6-10-2011, Ngân hàng Nhà nước đã chính thức ban hành thông tư quy định về việc chấm dứt hoạt động huy động và cho vay bằng vàng của các tổ chức tín dụng; cùng với đó là cơ chế mở tài khoản vàng ở nước ngoài để cân bằng trạng thái nhằm bảo hiểm rủi ro biến động giá vàng. 
Cơ chế trên được mở cho 5 ngân hàng thương mại lớn, có hoạt động ngoại hối mạnh là Eximbank, Techcombank, Sacombank, DongA Bank và ACB. Hợp lực với nhóm ngân hàng này là Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) - đầu mối chiếm thị phần lớn nhất, có hệ thống phân phối mạnh nhất trên thị trường vàng Việt Nam hiện nay.
Trao đổi với VnEconomy, ông Nguyễn Thành Long, Tổng giám đốc SJC, cho biết giải pháp trên do Ngân hàng Nhà nước đưa ra và định hướng, dựa trên cơ sở thực tế của thị trường thời gian qua và tập trung vào mục tiêu tạo điều kiện lưu thông trên thị trường.
Điểm chính ở đây là Ngân hàng Nhà nước cho phép mở tài khoản vàng ở nước ngoài đối với 5 ngân hàng thương mại. 
Ý của Ngân hàng Nhà nước ở đây là kết hợp hai nguồn lực, giữa nhóm ngân hàng này với SJC, qua nghiệp vụ vàng tài khoản để cùng đồng loạt bán vàng ra với mức giá hợp lý bình ổn thị trường.
Sự hợp lực đó có từ 5 ngân hàng có hoạt động kinh doanh ngoại hối mạnh với một doanh nghiệp đầu mối có năng lực sản xuất cao, hệ thống phân phối lớn và thương hiệu mạnh trên thị trường.

Ông Long nhìn nhận rằng,
Hoạt động đồng loạt bán ra nói trên vừa mới thực hiện trong ngày hôm nay (6-10-2011) nhưng đã cho kết quả khả quan. 
Tuy nhiên, về lâu dài thì giải pháp phối hợp này cần một nguồn lực đủ mạnh, có sự thống nhất cao giữa các bên tham gia. 
Nếu sự phối hợp và thực hiện nửa vời thì hiệu quả sẽ không như mong muốn. Và cũng cần có thời gian để có những đánh giá đầy đủ.
Trong ngày đầu tiên thực hiện, giá vàng trong nước có đà giảm khá mạnh, mức giá cao hơn thế giới cũng đã rút xuống còn khoảng 1,7 triệu đồng/lượng thay vì trên 2 triệu đồng, thậm chí trên 4 triệu đồng trong những ngày gần đây.

Về phía các ngân hàng thương mại, trao đổi với VnEconomy, ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) khá thận trọng khi cho rằng: việc điều tiết thị trường vàng một cách ổn định, cũng như chống vàng hóa, đô la hóa trong nền kinh tế cần có một quá trình. 
Nhưng lúc này, giải pháp trên được đưa ra là cần thiết để nhanh chóng can thiệp, rút ngắn chênh lệch giá trong nước với thế giới kéo dài như vừa qua. 
Ở đây, các ngân hàng tham gia là tự nguyện, cần phải liên minh các nguồn lực đó để bảo vệ người dân trước những biến động bất ổn trên thị trường này. 
Với mục đích đó, tôi cho rằng khi các ngân hàng tham gia, cũng như Eximbank, sẽ không đặt mục tiêu lợi nhuận hay chạy theo kinh doanh như những hoạt động thông thường. 
Quan trọng nhất vẫn là cùng thực hiện mục tiêu ổn định được thị trường vàng, gián tiếp hỗ trợ giữ ổn định các vấn đề khác liên quan.
Cũng theo ông Phước, qua giải pháp này của Ngân hàng Nhà nước, một lần nữa vai trò của Vàng Tài Khoản cần được nhìn nhận lại và khai thác những giá trị của nó. 
Ở đây, vai trò đó là tạo sự liên thông với thị trường thế giới, để cân bằng trạng thái nhằm bảo hiểm rủi ro biến động giá vàng như Ngân hàng Nhà nước lý giải khi mở lại cơ chế.
Trước đây, hoạt động vàng tài khoản của các tổ chức tín dụng đã được triển khai từ năm 2004. Tuy nhiên, trong những năm 2008 - 2009, trước sự bùng nổ của các sàn giao dịch vàng “ăn theo”, những hệ lụy của sự bùng nổ đó dẫn đến việc Ngân hàng Nhà nước quyết định chấm dứt hoạt động này tại các tổ chức tín dụng.

Nay, vàng tài khoản đã được mở lại, được xem là một công cụ chính yếu trong giải pháp bình ổn thị trường nói trên. Theo đó, những giá trị và vai trò tích cực của vàng tài khoản đã được “minh oan” thay vì bị xem như là một đầu mối gây bất cập và bị cấm như vừa qua.

Dĩ nhiên, khi mở lại như hiện nay, Ngân hàng Nhà nước chỉ mở cho một số ít tổ chức tín dụng, có cơ chế và các điều kiện ngặt nghèo quy định trong thông tư vừa ban hành để bảo đảm an toàn và hạn chế những phát sinh ngoài mong muốn.
Nguồn => minh oan cho vang tai khoan
Tham khảo thêm
=> www.jimmy-group.blogspot.com/2013/08/kinh-doanh-ky-quy-la-gi.html
=> www.jimmy-group.blogspot.com/2013/05/mo-tai-khoan-kinh-doanh-vang-truc-tuyen.html 
=> www.jimmy-group.blogspot.com/2013/07/chien-luoc-giao-dich-danh-cho-fxpro.html
=> www.jimmy-group.blogspot.com/2013/08/dich-vu-go-tai-khoan-chay.html
=> www.jimmy-group.blogspot.com/2013/05/nhung-tro-lua-dao-tren-thi-truong-forex.html 
=> www.jimmy-group.blogspot.com/2013/05/loi-tam-su-cua-jimmy.html 
=> www.jimmy-group.blogspot.com/2013/05/jimmy-group-la-gi.html
=> www.jimmy-group.blogspot.com/2013/05/tu-van-kinh-doanh-vang-vat-chat.html
=> www.jimmy-group.blogspot.com/2013/08/dich-vu-tu-van-luot-song-vang-sjc-sbv.html  

Mua Bán Vàng online - Vàng Tài Khoản

TienPhongBank sáng nay 31-7-2013 đã công bố dịch vụ mua bán vàng miếng qua mạng, cho phép thực hiện giao dịch không cần tới ngân hàng.
Đây là dịch vụ "lần đầu tiên triển khai" tại Việt Nam, mua bán vàng vật chất thông qua máy tính, thiết bị di động sử dụng hệ điều hành iOs hoặc Android. 
Khách hàng mở tài khoản tại Tienphong Bank, đăng ký sử dụng dịch vụ eGold, có thể thực hiện lệnh mua, bán vàng miếng theo giá niêm yết thực tế. 
Loại vàng giao dịch bao gồm vàng miếng SJC, nhẫn ép vỉ 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ, 10 chỉ của Tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI.

Với ưu điểm giao dịch mọi nơi, khách hàng có thể bắt kịp mọi biến động giá vàng, mua bán nhanh nhất, quản lý hiệu quả tài sản vàng và tiền.


Tien Phong Bank đảm bảo giá giao dịch tốt nhất và giao dịch theo đúng giá niêm yết theo thời gian thực. 
Sau khi hoàn tất giao dịch, khách hàng nhận vàng vật chất trực tiếp tại các điểm giao dịch của TienPhong Bank trên toàn quốc.

TienPhong Bank sẽ gửi ngay email xác nhận kèm mã vạch thế hệ mới QR Code sau khi khách hàng hoàn tất giao dịch mua vàng qua Internet Banking. 
Khách hàng chỉ cần đưa mã QR Code cho giao dịch viên khi đến nhận vàng. 
Mọi thủ tục được tối giản và giao dịch rất nhanh chóng do mã vạch đã được mã hóa, đảm bảo bảo mật và an toàn nhất.

Trong thời gian kể từ khi khách hàng mua đến khi khách hàng nhận vàng, TienPhong Bank sẽ thực hiện giữ hộ vàng miễn phí. 
Ngoài ra, khách hàng được chuyển đổi miễn phí vàng nhẫn sang vàng miếng SJC và ngược lại.
Dịch vụ Mobile Banking của TienPhong Bank hỗ trợ trên tất cả các thiết bị di động sử dụng hệ điều hành IOS hay Android. 
Hiện hệ thống eCounter được triển khai tại hai địa điểm ở Hà Nội, sắp tới sẽ mở rộng ra các chi nhánh ở TP HCM và trong tương lai triển khai trên cả nước.

Với cổ đông lớn là một đơn vị chuyên kinh doanh vàng (Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI), Tienphong Bank được cho là có thế mạnh khi triển khai "dịch vụ mới". 


Chủ tịch Đỗ Minh Phú cho rằng: 

Dịch vụ này giúp giảm chi phí cho cả khách hàng và ngân hàng, hạn chế rủi ro khi mua bán vàng vật chất, giúp định danh, quản lý tốt hơn các giao dịch vàng. 
Mua bán vàng online chưa được quy định riêng biệt trong các văn bản pháp lý hiện hành, song dịch vụ này tích hợp các nghiệp vụ sẵn có của ngân hàng như giao dịch online (eBanking, Mobile Banking), mua bán và giữ hộ vàng miếng. 
Cả DOJI và Tienphong Bank đều có giấy phép kinh doanh vàng miếng. 
Tienphong Bank cũng được cấp phép dịch vụ giữ hộ vàng.
Ông Phú cho biết, vàng khách hàng đã mua online nếu không rút ngay có thể chuyển vào "kho" để nhờ ngân hàng giữ hộ, trước mắt chưa thu phí. 
"Ngân hàng giữ số vàng này cho tới khi khách có nhu cầu rút hoặc giao dịch tiếp, không sử dụng vào mục đích khác"
Tham gia lễ công bố sáng nay, ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng:
Dịch vụ eGold là một giải pháp cạnh tranh trên thị trường ngân hàng hiện nay. 
Tuy nhiên, ông cũng lưu ý công nghệ hiện đại luôn đi kèm với mặt trái, tin tặc có thể tấn công vào hệ thống gây hại cho tài sản của khách và ngân hàng.
EGold được Tienphong Bank nghiên cứu một năm và ra đời trong bối cảnh các ngân hàng đã chuyển hoàn toàn sang nghiệp vụ mua bán vàng, thay vì vay mượn để kinh doanh như trước đây. 
Quyền sở hữu và mua bán vàng miếng tiếp tục được pháp luật thừa nhận, song đây cũng là mảng kinh doanh nhà nước không khuyến khích.
Ngân hàng Nhà nước hơn một năm qua đang từng bước thiết lập trật tự trên thị trường vàng, xóa bỏ hàng nghìn điểm kinh doanh tự phát, chỉ cấp phép cho 22 ngân hàng và 16 doanh nghiệp.
Cùng ngày, TienPhong Bank ra mắt dịch vụ eCounter, là một dạng tương tác mới với khách hàng, chưa từng có ở Việt Nam. Theo đó, ngay từ khi chủ thẻ của TienPhong Bank bước vào cửa, hệ thống điện tử đã nhận diện khách hàng là ai. Hệ thống xếp hàng thông minh tự động phân loại khách vào các bàn giao dịch phù hợp và không cần phải lấy số cũng như giảm tối đa thời gian chờ đợi. 
Một thành phần khác của hệ thống là các máy tự phục vụ, cho phép khách tự thực hiện các giao dịch như mua vàng, rút tiền, gửi tiền vào tài khoản mà không cần thông qua giao dịch viên. 
Chi phí để ngân hàng nâng cấp lên hệ thống eCounter này chỉ cao hơn 10% so với cách tiếp cận khách hàng truyền thống.  
Tổng giám đốc Tienphong Bank Nguyễn Hưng cho biết:
Chúng tôi đã tìm hiểu kỹ và đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý, có quá trình chuẩn bị và xây dựng công phu cho sản phẩm này. 
Khi đưa ra thị trường, EGold đơn giản là một tiện ích mới cho khách hàng khi mua bán vàng vật chất, ứng dụng công nghệ để giúp họ rút ngắn thời gian hay quy trình so với giao dịch truyền thống.
Thứ nhất, eGold chỉ mở cơ chế giao dịch giữa khách hàng với TienPhong Bank, trong khi mô hình sàn giao dịch vàng là giao dịch giữa các nhà đầu tư với nhau, qua khớp lệnh. Các yêu cầu mua- bán vàng chỉ được xác định thông qua giá thực tại thời điểm giao dịch. 
Thứ hai, dịch vụ trên của TienPhong Bank là giao dịch vàng vật chất, khách hàng phải có đủ tiền trong tài khoản, thực hiện mua vàng và nhận vàng cụ thể (hoặc gửi tại ngân hàng qua dịch vụ giữ hộ); ngược lại chỉ bán khi có sẵn vàng đã gửi ở ngân hàng.  Điều này cũng khác với mô hình sàn giao dịch vàng là không cho sử dụng đòn bẩy tài chính. Sự phân biệt rõ hơn ở đây là giữa giao dịch vàng vật chất của eGold khác với giao dịch vàng tài khoản của các sàn vàng trước đây. 
Thứ ba, là ngân hàng thương mại, giao dịch mua - bán vàng qua eGold phải tuân thủ quy định về giới hạn trạng thái vàng của Ngân hàng Nhà nước, không được vượt quá 2% vốn tự có; không được cho vay vốn, không được cho vay vàng như các sàn vàng trước đây.
Nguồn
=> ngan-hang-dau-tien-mua-ban-vang-online SGN 
=> ngan-hang-dau-tien-mua-ban-vang-online VNE   
=> giai phap cong nghe Ecounter  
=>  eGold cua TienPhongBank
=> kênh đầu tư Vàng Tài Khoản
=> huong dan su dung Egold 
Hướng dẫn mở tài khoản kinh doanh vàng trực tuyến => mo-tai-khoan-kinh-doanh-vang-truc-tuyen
Tham khảo thêm

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

Thanh niên chuẩn nhất 2013

Chàng trai trẻ Trần Tiến Thực đã giành được phần thưởng trị giá 22 triệu đồng ở gameshow Ai là triệu phú tối qua (ngày 30-7-2013) đang trở thành nhân vật gây sốt. 
Ở câu hỏi thứ 10, người chơi nhận được câu hỏi "Tác giả của tiểu thuyết Trở về Eden là ai" và phải dùng quyền trợ giúp hỏi ý kiến của tổ tư vấn. 
Hai người trợ giúp đầu đều là phụ nữ và đều chọn phương án A, thậm chí người thứ hai còn quả quyết đây là đáp án chính xác vì đã đọc tiểu thuyết này tới 3 lần. 
Người trợ giúp cuối cùng là nam giới và dũng cảm chọn phương án B.
Sau một hồi suy nghĩ băn khoăn, người chơi kết luận: 
"Trong giờ phút quyết định, tôi đặt rất ít niềm tin vào phụ nữ" và chọn đáp án B. 
Đây cũng là đáp án đúng. 
Trước sự lựa chọn có phần lạ lùng này, người dẫn chương trình Lại Văn Sâm phải thốt lên rằng: "Tôi ngưỡng mộ bạn".
Với quyết định đúng đắn, mang về cho mình giải thưởng 22 triệu đồng, người chơi đặc biệt này đang trở thành nhân vật gây sốt cộng đồng mạng và được gọi là "Thanh niên chuẩn nhất 2013". 
Lập luận của người chơi đã giúp anh đưa ra được câu trả lời chính xác và được cộng đồng gọi anh là "đàn ông đích thực", "thanh niên chuẩn nhất 2013", "thanh niên ưu tú" hay "chỉ có đàn ông mới mang lại hạnh phúc cho nhau".
Đây không phải lần đầu tiên gameshow Ai là triệu phú chứng kiến một tình huống dở khóc dở cười như thế này. 

Trước đó từng có câu hỏi "Ngẫu hứng phố của nhạc sỹ Trần Tiến có nhắc đến đồ uống nào?" 
Các đáp án được đưa ra là trà đá / bia hơi / cafe / trà chanh. 
Người chơi chính hỏi tổ tư vấn tại chỗ và 3 bạn trẻ được hỏi có lẽ đều thích cập nhật xu hướng mới nên đều tư vấn đáp án trà chanh. 
Nhưng cuối cùng đáp án đúng lại là bia hơi.
Cũng trong một câu hỏi về điệu múa nến của dân tộc nào, một người tư vấn khẳng định chắc nịch là điệu múa Thái "vì em là người Thái", nhưng câu trả lời đúng lại là... dân tộc Xá.

Giá Vàng ngày 31-7-2013

Hướng dẫn Mở tài khoản giao dịch trực tuyến => www.jimmy-group.blogspot.com/2013/05/mo-tai-khoan-kinh-doanh-vang-truc-tuyen.html
Hỗ trợ giao dịch => 01992 111199 
Cập nhật lúc : 31/07/2013 08:01:17 AM
Đơn vị tính : Ngàn đồng / lượng
Thành PhốLoại vàngMuaBán
Hồ Chí MinhVàng SJC 1 Kg37,83038,130
Vàng SJC 10L37,83038,130
Vàng SJC 1L37,83038,130
Vàng SJC 5c37,83038,150
Vàng SJC 2c,1c,5p37,83038,160
Vàng nhẫn SJC 99,9935,63036,130
Vàng nữ trang 24 K34,73036,130
Vàng nữ trang 18 K25,35027,250
Vàng nữ trang 14 K19,31621,216
Hà NộiVàng SJC37,83038,150
Đà NẵngVàng SJC37,83038,150
Nha TrangVàng SJC37,82038,150
Cần ThơVàng SJC37,83038,130
Cà MauVàng SJC37,83038,150
Kiên GiangVàng SJC37,83038,150
Buôn Ma ThuộtVàng SJC37,82038,150